Sổ tay điện tử
đến năm 2030, tầm nhìn đền năm 2045
4. Đảm bảo tình hình tài chính của EVN lành mạnh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư tại các doanh nghiệp khác; đủ khả năng thu xếp vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư nguồn và lưới điện theo kế hoạch.
a) Phát triển Công ty mẹ - Tập đoàn và các đơn vị thành viên thành các doanh nghiệp có tín nhiệm tài chính cao để giảm chi phí huy động vốn cho các dự án điện, tự huy động vốn và giảm dần bảo lãnh của Chính phủ.
- Thực hiện nghiêm và triệt để công tác quản trị tài chính, hiện đại hóa hệ thống quản trị tài chính để quản trị chặt chẽ bảo đảm tình hình tài chính lành mạnh của Tập đoàn.
- Thực hiện nghiêm túc các giải pháp kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
- Tái cơ cấu đầu tư tài chính, cơ cấu đầu tư vốn vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện, tái cơ cấu các khoản vay.
- Nâng cao hệ số tín nhiệm cho EVN và một số đơn vị thành viên.
- Rà soát lại các khoản vay để tái cấu trúc nợ vay theo hướng đảm bảo khả năng trả nợ của từng dự án.
b) Đảm bảo thu xếp đủ vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư nguồn và lưới điện theo kế hoạch.
- Chủ động huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trong và ngoài nước để đầu tư các công trình điện.
- Đa dạng hóa công tác thu xếp vốn bao gồm vốn vay thương mại quốc tế, vay tín dụng xuất khẩu song song với vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.
- Chủ động tìm kiếm các nguồn vốn mới. Nghiên cứu mục tiêu, phạm vi và phương thức hỗ trợ tài chính của các quỹ, ngân hàng khu vực hoặc toàn cầu để đánh giá tính phù hợp và xem xét khả năng thu xếp vốn vay từ các tổ chức này.
- Áp dụng thí điểm mô hình huy động tài chính theo hình thức Tài trợ Dự án (Project Financing) thông qua việc hình thành các công ty con đặc biệt (Special Purpose Vehicle- SPV) theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu phương án kiểm soát và hạn chế rủi ro trong vay nợ nước ngoài bằng đồng ngoại tệ (đàm phán với nhà tài trợ giảm dần tỷ trọng các khoản vay nợ nước ngoài có lãi suất thả nổi nhằm hạn chế các rủi ro biến động tỷ giá, biến động lãi suất, đặc biệt với đồng USD; nghiên cứu khả năng tăng tỷ trọng các khoản vay bằng đồng nội tệ để giảm thiểu rủi ro ngoại hối phát sinh do việc vay nợ bằng ngoại tệ).
c) Đảm bảo tỷ lệ sở hữu phù hợp của Công ty mẹ tại các khối phát điện, kinh doanh bán lẻ điện (đặc biệt đối với các công ty cổ phần khối phát điện) để có cơ sở tái cầu trúc khoản đầu tư tài chính (thoái vốn, bán nhà máy,...) thực hiện bổ sung vốn từ có đầu tư nhà máy mới phù hợp với lộ trình phát triển nguồn điện của Nhà nước.
- Từng bước giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại các công ty cổ phần phát điện đã hoạt động ổn định, không bắt buộc phải nắm cổ phần chi phối để huy động vốn trả nợ vay hoặc cho các dự án đầu tư mới.
- Nghiên cứu phương án bán toàn bộ nhà máy đối với các nhà máy điện sau khi đi vào hoạt động cho các nhà đầu tư bên ngoài để huy động vốn cho các dự án đầu tư mới đảm bảo phù hợp với kế hoạch giảm nợ công của Chính phủ và EVN có cơ sở bổ sung vốn tự có thực hiện các dự án điện mới.
- Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc EVN trong danh mục nhà nước không cần giữ 100% vốn.
d) Tập trung vốn đầu tư vào các công ty sản xuất, truyền tải, phân phối điện và dịch vụ phụ trợ có hiệu quả kinh tế cao; thoái vốn tại các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ.
đ) Kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo kinh doanh hiệu quả và có lợi nhuận, góp phần đảm bảo tình hình tài chính của EVN lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn.
e) Kiên định thực hiện các giải pháp về tài chính, giá điện để tiến tới cân bằng tài chính bền vững, kinh doanh có lợi nhuận.