Thắc mắc thường gặp về hóa đơn điện, giá điện

Ban biên tập website evn.com.vn xin giới thiệu tới độc giả 1 số thắc mắc thường gặp của khách hàng và giải đáp từ Ban Kinh doanh EVN liên quan tới hóa đơn điện, giá điện.

Câu hỏi 1: Cách tính tiền điện sinh hoạt trong 1 tháng

Xin EVN cho biết, cách tính tiền điện sinh hoạt trong 1 tháng?

Trả lời:

Kính gửi Quý khách hàng.

Chúng tôi xin hướng dẫn cách tính giá điện sinh hoạt trong 1 tháng như sau:

  1. Trường hợp ghi chỉ số theo đúng lịch: Áp dụng đúng các mức bậc thang quy định trong biểu giá điện.
  2. Trường hợp thay đổi ngày ghi chỉ số dẫn đến số ngày sử dụng điện thực tế của khách hàng khác số ngày theo định mức (do ngày ghi chỉ số trùng vào ngày lễ, Tết, do xảy ra sự kiện bất khả kháng):

Mti = 

Mqi

x N x h (kWh)

 

T

 
Trong đó: 
Mti-   Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện (kWh);

Mqi-         Mức bậc thang thứ i quy định trong biểu giá  (kWh);

N-             Số ngày tính tiền (ngày);

T-             Số ngày (theo lịch) của tháng trước liền kề   (ngày).

h-              Số hộ dùng chung;

Trân trọng.

Câu hỏi 2: Biểu giá điện áp dụng cho hộ gia đình

Xin EVN cho biết, biểu giá điện áp dụng cho hộ gia đình?

Trả lời:

Thưa Quý khách!

Theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công thương, biểu giá điện áp dụng cho sinh hoạt được quy định như sau:

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

 

 

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.484

 

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.533

 

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

1.786

 

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

2.242

 

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.503

 

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.587

2

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước

2.141

 
Giá bán điện chưa bao gồm thuế GTGT.

Trân trọng.

Câu hỏi 3: Giá điện áp dụng cho khu nhà trọ

Tôi là công nhân/người thuê nhà/sinh viên.... Vậy giá điện áp dụng cho khu nhà trọ được tính như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại mục c, khoản 4, điều 10 Thông tư số 16/2014/TT-BCT, bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở áp dụng như sau:

c) Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):

- Bên bán điện có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn. Cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức;

- Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà). Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện;

- Trường hợp người thuê nhà không ký hợp đồng trực tiếp với bên bán điện thì chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do đơn vị bán lẻ điện phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung;

- Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện. Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện;

- Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

Trân trọng.

Câu hỏi 4: Giá điện áp dụng cho khu ký túc xá sinh viên, nhà tập thể của cơ quan

Xin hỏi: Giá điện áp dụng cho khu ký túc xá sinh viên, nhà tập thể của cơ quan, khu ở của người tu hành... được tính như thế nào?

Trả lời:

Thưa Quý khách.

Theo quy định của Thông tư số 16/2014/TT-BCT, Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể của cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, nhà ở của người tu hành; ký túc xá học sinh, sinh viên áp dụng như sau:

a) Trường hợp có thể kê khai được số người thì cứ 4 người (căn cứ vào sổ tạm trú hoặc danh sách cán bộ, chiến sỹ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị đối với lực lượng vũ trang) được tính là một hộ sử dụng điện để áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt;

b) Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

Bạn có thể truy cập trang link sau để tìm hiểu các văn bản quy định về giá điện:

http://www.evn.com.vn/EVN-khach-hang/EVN-khach-hang/Gia-dien/Bieu-gia-ban-dien/Index.aspx

Trân trọng.

Câu hỏi 5: Công suất phản khảng

Xin cho hỏi: Công suất phản khảng là gì? Tại sao tháng này, tôi phải nộp thêm tiền công suất phản kháng? Cách tính tiền công suất phản kháng như thế nào?

Trả lời:

Thưa Quý khách hàng

Khách hàng mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40 kW trở lên và có hệ số công suất cosφ< 0,9 phải mua công suất phản kháng (CSPK). Chi tiết cách tính tiền CSPK tại link:

http://evn.com.vn/c3/evn-va-khach-hang/Tien-cong-suat-phan-khang-9-78.aspx

Trân trọng.

Câu hỏi 6: Cách tính giá điện kinh doanh

Xin cho hỏi, giá điện kinh doanh được tính như thế nào?

Trả lời:

Thưa Quý Khách.

Giá điện cho mục đích kinh doanh được tính theo thời gian bán điện, chi tiết khách hàng có thể tham khảo tại:

http://evn.com.vn/c3/evn-va-khach-hang/Bieu-gia-ban-le-dien-9-79.aspx

Trân trọng.

Câu hỏi 7: Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng thay đổi biểu giá điện

Xin hỏi: Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng thay đổi biểu giá điện ?

Trả lời:

Thưa Quý khách.

Mời Quý khách tham khảo thông tin cách tính tiền điện trong tháng thay đổi giá điện tại link sau:

http://www.evn.com.vn/EVN-khach-hang/EVN-khach-hang/Gia-dien/Cach-tinh-tien-dien-trong-thang-thay-doi-gia-dien/Index.aspx

Trân trọng!

Câu hỏi 8: Các hình thức thanh toán tiền điện

Hiện có những hình thức thanh toán tiền điện nào? Tôi có thể thanh toán qua ngân hàng/thanh toán online được không?

Trả lời:

Thưa Quý Khách hàng

Với phương châm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng thanh toán tiền điện, trong các năm qua các Đơn vị ngành điện đã hợp tác với các Ngân hàng; các tổ chức trung gian thanh toán (ECPay, Payoo...); dịch vụ BankPlus của Viettel hoặc các cửa hàng tiện ích, siêu thị điện máy (FPTShop, VinPro, VienthongA, VinMart, NguyenKim, Home Center, Citimart, PhucAnh..) để triển khai cung cấp các phương thức thanh toán cho khách hàng.

Các đơn vị này cung cấp rất nhiều phương thức thanh toán để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng lựa chọn như: Qua máy ATM; Ủy nhiệm thu/Ủy nhiệm chi; Trích nợ tự động từ tài khoản thanh toán, Internet/SMS Banking, thu tại quầy ngân hàng, thu tại các cửa hàng tiện ích, siêu thị điện máy.

Ngoài ra ngành điện vẫn cung cấp các dịch vụ thu tiền truyền thống như tại các điểm thu tiền của Điện lực, quầy thu tại các Phòng giao dịch của Điện lực và thu tiền tại nhà khách hàng.

 Đề sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng/thanh toán online, đề nghị Khách hàng liên hệ với Điện lực khu vực để đăng ký dịch vụ.

Trân trọng.


  • 15/07/2016 10:31
  • Bùi Quốc Hoan- Ban Kinh doanh EVN
  • 181586