Chọn công nghệ Ro hay Nano?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều gia đình đang băn khoăn. Trên thực tế, mỗi công nghệ có những ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng nguồn nước nhất định. Những so sánh dưới đây sẽ giúp người tiêu dùng chọn được máy lọc nước phù hợp với gia đình mình.

 

Tiêu chí

Máy lọc nước công nghệ Ro

Máy lọc nước công nghệ Nano

Nguyên lý hoạt động

- Hoạt động theo nguyên lý thẩm thấu ngược: Nước được bơm vào  lõi Ro. Các mắt lọc của lõi lọc có kích cỡ 0,001 micromet có khả năng loại bỏ tất cả các vi khuẩn độc hại, các tạp chất có trong nước.

- Sử dụng các mắt lọc kích cỡ nanomet hình ống để loại bỏ các thành phần hóa học, thành phần kim loại khác có kích cỡ lớn hơn nước. Quá trình lọc sẽ loại bỏ những chất độc hại có trong nước.

Sử dụng điện

- Có sử dụng điện: Kích thước lỗ lọc màng Ro siêu nhỏ, vì vậy cần áp lực từ máy bơm nước để đẩy nước tinh khiết qua màng lọc.

- Không sử dụng điện: Kích thước lỗ lọc nano khá lớn nên không cần áp lực từ máy bơm, nước vẫn đi qua được. Thay vào đó, cần phải có áp lực nước cao để nước đi qua các lỗ lọc (tối thiểu là 3m).

Nguồn nước sử dụng

- Sử dụng được cho mọi nguồn nước (trừ nước mưa), đặc biệt hiệu quả đối với các nguồn nước nhiễm mặn, nước lợ, nước bị ô nhiễm nặng.

- Không nên dùng lọc nước mưa vì nước mưa có chứa axit, sau khi qua máy lọc Ro, độ axits trong nước sẽ  tăng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

- Nguồn nước đầu vào phải sạch như: Nước máy, nước mưa, nước giếng khoan đã qua xử lý.

- Không hiệu quả đối nguồn nước quá ô nhiễm, có nhiều cặn vôi, nước nhiễm mặn, nước lợ…

Chất lượng nước sau lọc

- Nước sau khi lọc là nước tinh khiết, không có cặn, có thể uống được ngay. Tuy nhiên, máy lọc quá sạch nên không giữ được các vi lượng khoáng chất tự nhiện tốt cho cơ thể, nước trở thành nước trơ, nghèo khoáng chất, nghèo dinh dưỡng.

- Nước sau khi lọc có thể uống ngay. Nước giữ được vi lượng khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể; đặc biệt phù hợp với gia đình có trẻ em và người lớn tuổi ăn kiêng.

 

Ưu điểm

- Lọc hiệu quả các nguồn nước ô nhiễm, nước mặn, nước lợ.

- Có tính năng tự động ngắt lọc khi thiếu nước hoặc khi bình chứa đã chứa đầy nước lọc.

- Không cần áp lực nước vì sử dụng máy bơm nước.

- Không sử dụng điện, không có nước thải nên tiết kiệm chi phí tiền điện và chi phí mua bình chứa nước thải.

- Máy gọn nhẹ, lắp mọi vị trí, không cần tủ/ vỏ inox, có thể treo tường,…

Nhược điểm:

- Nước thải nhiều (từ 50-70%) gây lãng phí nước trong quá trình sử dụng. Máy dùng càng lâu tỉ lệ nước thải càng cao

- Tiêu hao điện năng và dễ gây chập, cháy thiết bị.

- Khi mất điện, không có nước sạch để dùng.

- Không lọc được nước có độ ô nhiễm quá cao và không khử được vị mặn của nước nhiễm lợ, nhiễm mặn.

- Thường xuyên phải thay thế lõi lọc (thông thường là 6 tháng/lần).

- Cần vệ sinh cốc lọc thường xuyên để loại bỏ lắng cặn, đảm bảo diệt khuẩn đúng cách.

 


  • 04/04/2016 10:05
  • Theo TCĐL Chuyên đề Thế giới Điện
  • 36594


Gửi nhận xét