- Đổ nước vào bình chứa nước, không quá vạch max.
- Chỉ sử dụng nước sạch, tuyệt đối không dùng nước có hóa chất, nước xả vải, vì dễ gây đóng cặn nồi hơi, tắc nghẽn dây dẫn nước. Nguy hiểm hơn có thể gây chập cháy thiết bị.
- Lau sạch nước bị tràn ra ngoài bàn là trước khi sử dụng.
- Kiểm tra khoang chứa nước trước khi cắm điện, tránh trường hợp khi bị nứt hoặc tràn nước.
- Kiểm tra dây và đầu phích cắm của bàn là trước khi sử dụng. Nếu ổ cắm bị ô xy hóa do nhiệt độ cao ở chỗ tiếp xúc, cần phải đánh sạch bằng giấy nhám.
- Nên sử dụng cầu chì riêng, vì công suất bàn là cây lớn, có thể làm nổ ổ cắm và hỏng các thiết bị điện khác.
|
- Sau khi cắm điện, đợi khoảng 3-5 phút, khi bàn là nóng lên, đủ để bốc hơi mới sử dụng. Nếu sử dụng ngay, bàn là sẽ có hiện tượng chảy nước.
- Vừa là vừa ấn nút phun hơi nước để hơi nước có thể trải đều mặt vải. Đồng thời, dùng tay căng nhẹ đồ khi đầu bàn là đưa tới, giúp là nhanh và hiệu quả hơn… Tuy nhiên, cần tránh tiếp xúc với đầu là, bởi nhiệt độ của hơi nước qua bình đun ra đầu là có thể cao hơn 1000C, dễ gây bỏng.
- Luôn để dây dẫn hơi thẳng, nếu dây bị gấp khúc sẽ cản trở thoát hơi và gây hại nồi hơi.
- Nếu bình cạn nước, cần phải bổ sung ngay, bởi để bình nước cạn quá lâu có thể gây cháy rơle, cháy máy, giảm tuổi thọ của nồi hơi.
- Chỉ cần là một mặt, vì bàn là cây dùng áp lực hơi nước làm phẳng quần áo.
|
- Đổ hết nước còn thừa, tránh bị đóng cặn.
- Lấy vải nềm lau sạch, từ tay cầm cho đến đáy bàn là. Vệ sinh kỹ ở các đầu núm hơi, không để cặn bám.
- Không được dùng nước làm nguội bàn là.
- Nếu ít sử dụng, 2-3 tháng nên vệ sinh bàn là cây một lần; nếu sử dụng thường xuyên, nên vệ sinh mỗi tháng.
|