Bài toán thu xếp vốn phát triển lưới điện đến năm 2015

Để phát triển hệ thống lưới điện 220 – 500 kV đồng bộ với hệ thống nguồn cung cấp điện trên cả nước, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) cần nhu cầu vốn rất lớn. Song, thu xếp vốn hơn lúc nào hết vẫn là bài toán vô cùng khó.

Phí truyền tải quá thấp

Dự kiến đến năm 2015, sản lượng điện quốc gia phải đạt từ 194 - 210 tỷ kWh. Còn năm 2020 phải “cán mốc” 330 - 362 tỷ kWh. Theo đó, có khoảng hơn 300 dự án lưới điện cần NPT đầu tư xây dựng với tổng số vốn dự tính là 75 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2011 - 2015. Như vậy, bình quân hằng năm NPT cần lo liệu đủ khoảng 15 nghìn tỷ đồng.

Trước tình hình lãi suất cho vay cao, điều kiện cho vay khắt khe, trong vòng 3 năm trở lại đây, NPT không có đủ tỷ lệ vốn đối ứng cần thiết tối thiểu (15%) cho đầu tư phát triển. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do phí truyền tải – nguồn thu chính của NPT – chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu chứ không thể tái đầu tư (hiện là 77,5 đồng/kWh). Bởi vậy, nhu cầu đầu tư dự kiến nêu trên thì thực sự là mối lo lớn của NPT.

Vay nhiều nguồn, nhưng vẫn thiếu

Nỗ lực tìm kiếm các nguồn vay cả trong và ngoài nước, thời gian qua NPT đã huy động được từ các nguồn như: Vay 1 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho các chương trình đầu tư đến năm 2015; 2 tỷ USD cho các công trình đầu tư đến 2020; vay tín dụng xuất khẩu NEXI 200 triệu USD với Ngân hàng Citi Việt Nam tài trợ cho các dự án truyền tải điện khu vực miền Nam; vay bổ sung thêm 180 triệu USD từ WB; tận dụng vốn dư của JICA khoảng 5,65 tỷ Yên…

Tính đến hết tháng 9/2011, NPT đã huy động được khoảng 40.000 tỷ đồng. Dù vậy, để đảm bảo nhu cầu đầu tư giai đoạn 2011-2015 và các năm tiếp theo, NPT vẫn rất cần được ưu tiên thu xếp vốn từ các tổ chức tín dụng khác để phát triển lưới điện truyền tải theo kế hoạch.

NPT cho rằng, hiện nay yêu cầu đầu tư đã quá lớn, vượt quá khả năng của NPT. Nhưng nếu hoãn, giãn tiến độ các dự án phát triển lưới điện khiến các nhà máy điện không giải phóng được công suất thì sẽ dẫn tới thiếu điện trầm trọng. Do đó, tăng phí truyền tải đồng bộ với lộ trình điều chỉnh giá bán lẻ điện kaf điều kiện để Tổng công ty có thể tiếp tục đầu tư, đáp ứng yêu cầu lưới điện truyền tải trong giai đoạn tới.

Sự phát triển của lưới điện truyền tải từ năm 1999 đến 2010

Đường dây 220 và 550 kV (đơn vị cột bên trái: km)

Máy biến áp (đơn vị cột bên trái: MVA)

Máy biến áp (đơn vị cột bên trái: số lượng máy)

 


  • 19/12/2011 04:21
  • Theo TCĐL
  • 8735


Gửi nhận xét