Niềm vui của tôi, trăn trở của tôi...

Khó có thể kể hết những khó khăn, vất vả của người làm điện vùng cao, song dù ở cương vị nào họ vẫn lạc quan, yêu đời, cống hiến hết mình vì dòng điện nơi vùng cao Tổ quốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

Phóng viên

Anh Phan Minh Pháp, Tổ trưởng Tổ Quản lý điện Tây Nam Giang (Đội Quản lý điện tổng hợp Nam Giang, Quảng Nam) Anh Hoàng Văn Thoại, Công nhân Điện lực Pác Nặm (Bắc Kạn) Anh Dương Văn Duy, Công nhân Điện lực Ba Bể (Bắc Kạn)
Niềm vui của anh ở vị trí công việc hiện tại? Do đường dây cấp điện qua Lào trải dài trên đồi núi, địa hình phức tạp, đường sá đi lại rất khó khăn. Vì thế, hầu hết anh em trong Tổ đều phải ăn ở, sinh hoạt tập thể. Sống xa gia đình nên anh em chúng tôi rất gắn bó, coi nhau như người thân và dành cho nhau nhiều tình cảm quý mến, đặc biệt là những lúc “trái gió trở trời”. Đây cũng chính là niềm động viên, an ủi lớn nhất đối với tôi, củng cố thêm cho tôi sức lực để hoàn thành nhiệm vụ. Đơn giản chỉ là câu nói của bà con “từ nay bản ta có điện thật rồi”. Niềm vui tưởng như nhỏ bé, nhưng đối với bà con vùng cao lại là ước muốn từ ngàn đời. Sau mỗi lần đóng điện, mọi người trong bản lại tổ chức liên hoan và mời anh em ngành Điện chung vui. Đây chính là động lực, là niềm hạnh phúc đối với những người làm điện vùng cao, thôi thúc chúng tôi tiếp tục mang ánh sáng điện đến cho bà con các thôn, bản. Trong  một lần đi khắc phục sự cố, xe máy của tôi  bị hỏng giữa đường. Trong lúc để xe lại sửa, tôi sang nhà bên cạnh thuê xe máy đi thực hiện nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tôi trả xe và xin gửi tiền thuê xe cũng như tiền xăng, bác chủ nhà không những không nhận mà còn vui vẻ: “Các chú điện lực đi làm nhiệm vụ thì chúng tôi phải giúp các chú, còn lấy tiền làm gì”. Chính sự giúp đỡ chân thành, thiện chí của bà con nơi đây khiến tôi càng muốn gắn bó với mảnh đất này.
Trăn trở lớn nhất của anh đối với việc phát triển nghề nghiệp? Làm công tác quản lý kinh doanh, mua bán điện qua biên giới Việt – Lào, rào cản lớn nhất là ngôn ngữ bất đồng. Do đó, nếu không có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công nhân viên học tập, nhất là ngoại ngữ, trao đổi kiến thức giữa ngành Điện hai nước thì sẽ rất khó khăn trong việc kinh doanh, quản lý, vận hành hệ thống điện. Nỗi trăn trở lớn nhất của tôi chính là thường xuyên phải đi lại trên địa hình rất khó khăn, địa bàn rộng lớn, khách hàng thưa thớt, việc đi chốt chỉ số công tơ hay thu tiền điện cực kỳ vất vả. Điều này đã gây cản trở lớn cho công tác vận hành và quản lý điện năng ở khu vực vùng cao. Điều chúng tôi trăn trở nhất chính là phụ cấp đi lại rất thấp, khoảng 100.000 đồng/tháng nhưng  tiền xăng xe mỗi tháng đã mất khoảng 1 triệu đồng. Ngoài ra, tiền ăn uống, sinh hoạt cũng khá đắt đỏ, mỗi lần đi vào thôn bản thường phải nhờ bà con nấu cơm, mỗi bữa như vậy tiêu tốn 50 - 70 nghìn đồng.
Nếu có một điều ước trong công việc, anh sẽ ước gì? Tôi hy vọng thời gian tới, việc luân chuyển cán bộ sẽ được thực hiện một cách phù hợp và linh hoạt, giúp anh em làm việc lâu năm ở miền rừng núi có cơ hội được làm việc gần gia đình. Ở Pác Nặm gần 100% lãnh đạo, anh em công nhân phải đi thuê nhà trọ, vừa đắt lại rất vất vả do nhà chật chội, không đảm bảo vệ sinh. Tôi hy vọng, lãnh đạo ưu tiên xây nhà tập thể cho anh em thuê lại với giá ưu đãi. Như vậy, anh em có thể yên tâm công tác, đảm bảo sức khỏe, đồng thời vơi bớt nỗi nhớ gia đình. Việc đọc và nhập chỉ số công tơ hiện nay quá thủ công. Tôi nhớ có lần vừa chốt xong chỉ số công tơ, anh em công nhân qua suối bị trượt ngã, ướt cả người, cả sổ, vì thế, phải trở lại để ghi số. Tôi hy vọng các bản vùng cao cũng được  lắp công tơ điện tử để giảm bớt khó khăn, vất vả cho công nhân.

 


  • 27/03/2014 11:30
  • Theo Tạp chí Điện lực chuyên đề QL&HN
  • 2275


Gửi nhận xét