Từ sơ hở về ngôn ngữ
Thương hiệu Vinamit được doanh nhân Nguyễn Lâm Viên xem là startup thành công thuộc thế hệ đầu tiên khi Việt Nam đi vào đổi mới. Từng được đào tạo bài bản tại đại học nông lâm, ông Viên bắt đầu tìm tòi nghiên cứu sản phẩm Vinamit từ khóa học nâng cao tại Đài Loan. Năm 1988 công ty được thành lập với tên gọi ban đầu là Đức Thành. Vinamit đã xuất khẩu sang Trung Quốc, châu Âu và nhiều thị trường trên thế giới.
Thế nhưng thương hiệu này từng tiêu tốn 1 triệu USD mới giữ được tại thị trường Trung Quốc. Theo chia sẻ của nhà sáng lập Nguyễn Lâm Viên trong chương trình 'Café khởi nghiệp' mới đây, xuất phát ban đầu công ty ông đăng ký vào thị trường Trung Quốc thì chỉ nghĩ đăng ký tên Vinamit hoặc Đức Thành mà quên đi ở Trung Quốc có tên tiếng Hoa.
"Và họ dùng cái đó để tấn công lại mình. Mình phải đưa thêm cái tên tiếng Hoa kèm với Đức Thành nữa", ông Viên chia sẻ. Thời điểm này, đối tác đại lý tại Trung Quốc của Đức Thành đã nhanh chân đang ký tên tiếng Hoa này trong khi công ty của ông Viên không hiểu được luật cũng như sơ hở, đến khi phát hiện ra đã quá muộn rồi.
Nguồn cơn của việc đối tác tấn công lại là khi đại lý này thay đổi hướng kinh doanh thì phía Đức Thành không đồng ý cách làm. Khi 2 bên xung đột nhau thì phía đối tìm cách tấn công Đức Thành bằng cách lấy quyền sở hữu đó để làm ra bao bì.
"Cuộc chiến bắt đầu như vậy. Mình bắt đầu phải đối mặt với pháp đình quốc tế. Khi mình bắt đầu cuộc chiến hàng thật trên kệ siêu thị của mình buộc phải rớt xuống cho hàng giả lên", ông Viên nhớ lại.
Và với một quy định mong manh trong luật thương hiệu của Trung Quốc đã khiến ông Viên theo đuổi vụ kiện với quyết tâm lấy lại thương hiệu: Nếu anh chứng minh được mối quan hệ do thân quen, do biết anh, do có làm ăn với anh trước khi họ có quyền sở hữu đó thì mình có quyền kiện lợi dụng sự quen biết đó để thôn tính thương hiệu của mình. Với 20 bằng chứng, cuộc chiến kéo dài trong suốt 4 năm trời.
"Chúng ta đôi khi dễ để bị sơ hở cho các đối tác làm ăn hiểu quá nhiều về chúng ta. Đến một lúc nào đó họ cảm thấy đã đủ lông đủ cánh rồi, họ có thể làm được những điều bạn làm thì chắc chắn bạn đang gặp nguy hiểm", doanh nhân này đúc rút ra. Theo ông khi một người buôn bán đại lý ở chừng mực ít khoảng vài chục hay vài trăm ngàn USD thì họ không nghĩ đến việc thôn tính thương hiệu. Nhưng khi bạn mang đến món lợi cho họ một năm họ kiếm cả chục triệu USD và lúc đó bạn không đủ hàng cho họ thì nguy cơ rất cao.
Từ kinh nghiệm thực tế 30 năm kinh doanh ông Viên cho rằng ngày nay việc ăn theo thương hiệu rất nhanh, chỉ cần có cảm giác thôi là đã có người đăng ký thương hiệu, tên miền. Và Vinamit cũng không thể tránh khỏi với những thương hiệu nhánh làm cho thị trường trong nước thôi hay khu vực. Hay thậm chí mới chạy thử đã mất tên miền.
Lời khuyên của ông Viên trong trường hợp doanh nghiệp khởi nghiệp bị ăn cắp thương hiệu theo ông có 3 cách. Đầu tiên có thể nhắn tin thương lượng nhẹ nhàng, thứ 2 là chờ hiệu lực của pháp luật và thứ 3 là chứng minh người đó có thân quen với mình. Việc chứng minh sản phẩm có trước có thể từ bài quảng cáo đăng trên báo, mốc thời gian sản phẩm ra thị trường, được cấp giấy phép,...
Tìm đối tác chiến lược
Tất nhiên muốn vươn ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp không thể đơn thương độc mã và phải tìm cho mình các đối tác chiến lược tại bản địa. Theo trang The Globe and mail, có 6 điểm cốt lõi để tìm được đúng đối tác chiến lược.
1. Tìm đối tác chiến lược phù hợp chính xác giống như tìm người đồng sáng lập hoặc tuyển được người then chốt. Bạn sẽ làm việc chặt chẽ với nhau, vì vậy điều quan trọng là phải có một kết nối tốt. Đừng ngại tin tưởng nhưng cũng đừng để lộ sơ hở của mình. Nếu bản năng của bạn cho bạn biết rằng có điều gì đó không đúng, ngay cả khi mọi thứ có vẻ tốt, cách ứng xử thông minh là thận trọng.
2. Thiết lập mục tiêu rõ ràng. Đảm bảo tất cả các bên đều trên cùng một nền tảng sẽ cải thiện đáng kể cơ hội có kết quả tốt của bạn. Điều này cũng cung cấp cho bạn khung chuẩn để đo lường thành công của dự án. Hiểu những gì bạn muốn loại ra khỏi mối quan hệ đối tác và nắm vững các mục tiêu của đối tác. Điều này sẽ đảm bảo rằng mọi người đều được căn chỉnh và có cùng tầm nhìn.
3. Hãy trung thực về những điểm yếu và lỗ hổng của riêng bạn. Cố gắng làm quá nhiều cùng một lúc là điều mà tất cả chúng ta đều trải qua và khó có thể buông bỏ được. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đam mê ý tưởng hoặc sản phẩm của mình. Nhưng tìm kiếm đối tác là chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể sẽ giải phóng bạn để tập trung vào năng lực cốt lõi của mình. Bạn sẽ có thể tập trung vào các hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động.
4. Hiểu điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên độc đáo. Có một nắm bắt rõ ràng về tài sản trí tuệ của riêng bạn và giá trị bạn mang lại cho một quan hệ đối tác sẽ giúp bạn thương lượng các điều khoản của bất kỳ thỏa thuận nào. Nó cũng giúp để xác định khi nào bạn nên làm việc với đối tác hoặc giải quyết tại địa phương mình.
5. Thực hiện nghiên cứu của bạn. Bạn cần phải tự tin rằng một đối tác có thể phân phối những gì họ hứa hẹn trước khi bạn tham gia vào bất kỳ mối quan hệ nào. Bạn có thể đề nghị các mối quan hệ quen biết của mình để khuyến nghị và tìm kiếm các doanh nghiệp có thể làm đối tác. Luôn yêu cầu xem bằng chứng về kết quả.
6. Giữ liên lạc. Một khi bạn đã tìm thấy một đối tác tuyệt vời, hãy thiết lập một mối quan hệ tốt và tìm ra mục tiêu của bạn, đừng quên giữ liên lạc. Duy trì liên hệ với các lần đăng ký thường xuyên để trò chuyện qua bất kỳ vấn đề nào. Điều này sẽ giữ mức độ tin cậy cao ở cả hai bên và có nghĩa là bạn có thể giải quyết mọi vấn đề hoặc thay đổi bất ngờ nhanh chóng.