10 nguyên tắc nói chuyện chốn công sở

Những nguyên tắc này sẽ giúp bạn biết chuyện gì nên nói hay nên nhịn, nên nói rõ ràng hay chỉ mỉm cười cho qua... Càng ghi nhớ sớm, càng tránh được những lỗi lầm không đáng có sau này.

Ảnh minh họa.

Trong công việc, nếu như biết cách nói chuyện sẽ khiến người khác thích bạn và giúp bạn tìm được nhiều cơ duyên và nhận được sự ủng hộ từ nhiều người.

1. Chuyện quan trọng sẽ nói một cách chậm rãi

Trong công việc, những chuyện quan trọng bạn nên nói một cách chậm rãi, đây là biểu hiện của sự chín chắn. Trong lúc nói, bạn nên suy nghĩ kỹ càng, tổ chức tốt ngôn ngữ, câu văn của mình rồi mới báo cáo.

Thắng không kiêu, bại không nản, những người trong lòng sợ hãi nhưng vẻ mặt hết sức bình tĩnh mới là những người giỏi, làm như vậy cấp trên mới đánh giá cao năng lực của bạn.

2. Những việc nhỏ nên mỉm cười và nói nhẹ nhàng

Những chuyện nhỏ nhặt trong công việc cố gắng nói một cách nhẹ nhàng và hài hước. Làm như vậy có thể khiến mọi người sát lại gần nhau hơn, duy trì được mối quan hệ tốt từ đó nhận được sự ủng hộ và thiện cảm từ phía đồng nghiệp.

3. Những chuyện không chắc chắn nên nhanh chóng nói ra

Trong công việc nếu có việc mà bạn không chắc chắn thì hãy nhanh chóng nói ra. Nếu như bạn không báo cáo, xảy ra vấn đề bạn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

4. Những chuyện vô căn cứ không được nói mò

Những chuyện vô căn cứ trong công việc tốt nhất không nên đoán mò, bởi đoán mò chính là đặt chuyện.

Làm như vậy không chỉ đắc tội với người khác mà nghiêm trọng hơn còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Những chuyện vô căn cứ mà bạn nói ra sẽ khiến người ta không tin tưởng bạn nữa.

5. Những chuyện không làm được nên nói trước

Trong công việc, có thể do năng lực hạn chế nên có những việc bạn không thể hoàn thành được. Những chuyện như vậy tốt nhất bạn nên nói trước. Bạn không hoàn thành được là do vấn đề về năng lực nhưng bạn không báo cáo sẽ là vấn đề về thái độ.

6. Những chuyện đã qua không nên nói

Trong công việc ai cũng sẽ đều mắc phải sai lầm và những sai lầm đó không ai muốn nhắc lại. Nếu như ai đó nhắc lại những chuyện này tức là lôi chuyện cũ ra để nói, như vậy sẽ rất dễ kết thành thù hận.

7. Những chuyện riêng tư cá nhân tuyệt đối không nên nói

Những chuyện cá nhân tuyệt đối không nên nói ở nơi công sở, bởi nếu bạn nói ra rồi người khác sẽ nắm được điểm yếu của bạn. Bạn không hãm hại người khác nhưng phải đề phòng người khác hãm hại bạn, chỉ có như vậy bạn mới có thể tồn tại được.

8. Chuyện đồng nghiệp nên ít nói

Những chuyện về đồng nghiệp nên ít bàn luận ở nơi công sở, bởi những chuyện này không liên quan tới bạn. Bạn nói đúng may ra thì không sao, lỡ như nói sai sẽ gây ra mâu thuẫn, thậm chí sẽ nảy sinh hiểu nhầm giữa đồng nghiệp với nhau, dù sao trong công việc thêm một đối thủ không bằng thêm một người bạn.

9. Chuyện công việc nên nghe người khác nói

Những chuyện công việc nơi công sở nên nghe ý kiến từ người khác bởi đây cũng là một cách để nâng cao mình. Học thầy không tày học bạn, nghe người khác nói và học hỏi kinh nghiệm từ họ cũng có lợi ích rất lớn trong quá trình phấn đấu và làm việc của bạn.

10. Chuyện cấp trên không nên nói

Những chuyện của cấp trên tuyệt đối không nên nói ở nơi công sở. Nếu như có nói nên nói những lời tốt và phải hết sức cẩn thận bởi nếu bạn nói sai sẽ rất nhanh chóng truyền tới tai của cấp trên.


  • 03/05/2018 07:37
  • Nguồn: Trí Thức Trẻ
  • 3692