Vận hành hồ cá koi tiết kiệm điện

Hồ cá koi hiện đang là thú chơi đắt đỏ của những gia đình có điều kiện. Để vận hành hồ cá koi, hệ thống điện của hồ phải hoạt động liên tục 24/24. Vậy làm sao để tiết kiệm điện cho hồ cá koi?

Đối với hệ thống lọc nước của hồ cá koi

Quan trọng nhất của hồ cá koi là hệ thống lọc nước, bởi, nguồn nước để cá koi sống phải được lọc sạch hàng ngày. Hơn nữa, bộ lọc cũng tạo ra dòng đối lưu để cá bơi lội, cung cấp oxy cho cá sống được trong khu thủy sinh.

Hồ cá koi cần sử dụng nhiều thiết bị điện để đảm bảo môi trường sống cho cá.

Trung tâm của bộ lọc này là máy bơm. Hiện nay, trên thị trường có hai loại máy bơm dùng cho hồ cá koi: Loại chìm và loại cạn.

Máy bơm đặt cạn bắt buộc phải đặt ngoài hồ và không tiếp xúc chất lỏng, gây mất mỹ quan. Còn máy bơm chìm được dùng nhiều trong hồ cá koi vì tính thẩm mỹ, cũng như hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường nước. Để vận hành được bộ lọc, máy bơm phải hoạt động liên tục.

Phải chọn máy bơm có công suất phù hợp với thể tích của hồ cá koi. Đồng thời, bố trí đi ống nước sao cho hợp lý, nếu không sẽ lãng phí điện. 

Trên thị trường hiện nay, các loại máy bơm chìm chính hãng, đều có ghi mức tiết kiệm điện năng. Có nhiều dòng máy bơm cài chế độ “Dừng” khi đến giờ cá ăn, tính năng ghi nhớ mực nước khi khởi động lại động cơ. Hoặc có nhiều dòng máy bơm chạy bằng điện mặt trời. Vì thế, chủ nhân của hồ cá koi, tùy vào nhiều yếu tố, để linh hoạt lựa chọn dòng máy bơm ưu việt nhất cho việc vận hành hồ cá koi.

Theo khuyến cáo của nhiều người chơi cá koi, cứ 3 tháng thì bảo dưỡng máy bơm một lần. Khi đó, máy sẽ chạy tốt và êm.

Hệ thống đèn chiếu sáng

Thiết kế hồ cá koi cần lưu tâm hệ thống chiếu sáng. Với hồ cá koi, nguồn sáng cần ưu tiên phân bổ khu vực tối. Bên cạnh việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp, người chơi cá koi cần chú ý lắp thêm chùm đèn, tạo thẩm mỹ cho hồ.

Đặc tính sinh học của loài cá koi cần thời gian chiếu sáng không quá 10 giờ/ngày. Vì thế, chủ nhân cần thiết lập chế độ chiếu sáng bằng đèn và tận dụng ánh sáng tự nhiên vừa đủ để cá koi sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu dùng đèn quá lâu trong ngày, cá koi sẽ chết vì lượng nhiệt cao. Thông thường, hồ cá koi thường lắp loại đèn led âm dưới nước, sử dụng nguồn điện 12 V.

Đèn UV diệt khuẩn

Đèn UV điệt khuẩn, tảo, rêu gây hại cho cá koi là thiết bị không thể thiếu trong các hồ này. Có nhiều loại đèn UV với công suất và mức giá khác nhau. Hiện có 5 loại đèn UV diệt tảo phổ biến: UV Coralife Turbo-Twist, UV Lifegard QL, UV chìm Aquatop, UV AA Aquarium Mini, UV Aqua Pro.

Người chơi cá koi phải đo lường thể tích của hồ để chọn lắp loại đèn UV phù hợp nhất. Muốn sử dụng đèn UV tiết kiệm điện, nên: Lắp đèn ngập dưới nước, chỉ dùng đèn tối đa 6 giờ/lần. Sau khi dùng xong, ngắt nguồn điện của đèn UV.

Máy sụt khí, tạo oxy

Với những hồ cá koi lớn, cần đầu tư thêm máy sụt khí. Bởi, có thể bộ lọc không cung cấp đủ oxy cho cả đàn cá koi. Phụ kiện này sẽ hoạt động bổ trợ khi cần thiết, để cung cấp đủ oxy cho cả hồ.

Trước hết, người chơi cá koi phải chọn mua loại máy sụt khí chuyên dụng cho hồ cá koi. Không nên tiếc chi phí để sở hữu loại máy sụt khí, tạo oxy có thương hiệu, tiết kiệm điện. Nên chọn loại máy sụt khí có hai mức điều chỉnh (cao/thấp). Khi dùng ở mức thấp, sẽ tiết kiệm được một lượng điện năng nhất định.

Cây sưởi

Phụ kiện này thực chất để phòng những ngày thời tiết quá lạnh đối với cá koi. Tương thích với thể tích hồ là công suất của cây sưởi. Trước khi dùng, cần xác định nhiệt độ nước.

Với hồ cá koi, nhiệt độ lý tưởng là từ 26 đến 29 độ C. Vì thế, phải bật đúng dải nhiệt cần sưởi cho hồ cá koi, cũng cần theo dõi chặt chẽ chức năng tự động bật/tắt của cây sưởi khi nhiệt độ trong hồ đạt ngưỡng. 

 


  • 28/02/2019 10:38
  • Kiều Anh
  • 10285