Thị trường tấm quang điện mặt trời: Cảnh giác với sản phẩm kém chất lượng

Nhiều cửa hàng bán đồ điện, điện tử hiện đang bày bán đủ loại tấm quang điện năng lượng mặt trời và những thiết bị kèm theo, thậm chí cả hàng trôi nổi, với mức giá vô cùng đa dạng. Điều này khiến người tiêu dùng hoang mang.

Hiện nay việc sử dụng các tấm tấm quang điện năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho các hộ gia đình cá nhân hoặc các công ty, nhà máy xí nghiệp đang có xu hướng tăng cao do tính hiệu quả và giá thành của điện năng lượng mặt trời.

Tuy nhiên nhiều người vẫn đang băn khoăn về vấn đề lựa chọn thiết bị hãng nào? Nhà cung cấp nào mới đảm bảo chất lượng tốt nhất. Bởi thực tế trên thị trường hiện này đã xuất hiện nhiều thiết bị giả nhái, kém chất lượng.

Hầu như cửa tiệm nào cũng có những mẫu tấm quang điện năng lượng mặt trời với đủ loại: tấm lớn, tấm nhỏ, màu sắc khác nhau, kích cỡ vô cùng đa dạng, kèm theo những lời chào mời hấp dẫn.

Ảnh minh họa.

Đa phần trên những tấm quang điện có dòng chữ công nghệ Đức, một số khác ghi là của Việt Nam. Tuy nhiên người bán tiết lộ, hầu hết là hàng nhập từ Trung Quốc.

Nhiều tấm quang điện không có nhãn mác, thương hiệu, thậm chí không có phụ chú bằng tiếng Việt, khiến khách hàng nhầm lẫn.Trong khi đó, mức giá bán lại rất phong phú, tùy thuộc cả vào ví tiền của khách, từ vài chục triệu đồng một bộ cho đến trên cả trăm triệu đồng một bộ.

Một nhà sản xuất tấm quang điện mặt trời vừa phát đi thông báo "phát hiện ngày càng nhiều sản phẩm giả mạo/hàng loại B" sử dụng biểu tượng của doanh nghiệp này trên thị trường. 

Hãng này buộc phải công bố danh tính 11 công ty bán hàng tại VN có dấu hiệu giả mạo. Đáng chú ý, trong danh sách các công ty mà hãng này điểm mặt, ngoài 7 công ty có trụ sở VN, các công ty còn lại đều là công ty Trung Quốc.

Tại các chợ trực tuyến mua bán tấm quang điện và thiết bị lắp đặt, các nhà cung cấp liên tục cảnh báo tình trạng lừa đảo người mua như bán hàng kém chất lượng, hiệu suất thấp hoặc rao có sẵn hàng, nhận đặt cọc từ 30-50% rồi sau đó "mất tích". 

Đứng trước cơn sốt trên, gần đây càng có nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm, thiết bị vật tư với nhiều thương hiệu, dẫn đến việc cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng. Nhiều đại lý nhỏ lẻ lợi dụng sức nóng của thị trường, nhằm cung cấp hàng không đảm bảo chất lượng, gắn mác nào vào tấm quang điện. Thêm vào đó là tình trạng công ty điện mặt trời mọc lên như nấm, đa dạng chủng loại, xuất xứ, giá nào cũng có như hiện nay thì việc lựa chọn loại biến tần chất lượng tốt với giá cả hợp lý là một bài toán hóc búa với người sử dụng và khó tránh khỏi lắp phải hệ thống kém chất lượng, gặp nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng.

Chia sẻ với báo chí, ông Cao Văn Sơn, Phó TGĐ Công ty Lithaco cho biết đây là thời khắc “chạy nước rút” trong thi công của các dự án và tình trạng khan hiếm hàng từ nhà sản xuất (vừa qua, do nổ nhà máy silicon tại Trung Quốc, nên thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất, Trung quốc phải gia hạn giá mua điện mặt trời khiến tiêu thụ nội địa tăng...), việc khan hàng này dẫn đến tình trạng tấm quang điện, inverter mặt trời kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trà trộn vào, trong khi người tiêu dùng rất khó có thể phân biệt được.

Ngoài vấn đề hàng giả hàng nhái, nguy cơ ô nhiễm từ tấm quang điện mặt trời hết hạn cũng là vấn đề đáng quan tâm. 

Theo TS Ngô Đức Lâm, nguyên Viện phó Viện Năng lượng (Bộ Công thương), trong các tấm quang điện quang điện có một số chất gọi là kim loại nặng, tuy chỉ 3 - 5% nhưng không phân hủy được, khi ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước giống tro xỉ từ các bãi than thải khi sử dụng nhiệt điện than. Các tấm panel, tuy không phát thải hằng ngày nhưng với số lượng các dự án ĐMT cả trung tâm và nhỏ lẻ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay sau giai đoạn sử dụng khoảng 15 - 20 năm nữa, số lượng tấm quang điện thải ra cũng phải chất thành núi, khi đem chôn lấp sẽ ngấm vào đất rất nhiều chất ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Link gốc


  • 18/12/2020 11:25
  • Nguồn: kinhdoanh.net.vn
  • 1392