Sân bay quốc tế Mumbai sử dụng 100% năng lượng xanh

Sân bay quốc tế Mumbai (MIA) ở Ấn Độ hiện đã trở thành trở thành sân bay bền vững đầu tiên ở quốc gia này nhờ sử dụng 100% năng lượng xanh.

Trang tin trực tuyến Anh Internationalairportreview (IAC) số trung tuần tháng 10 cập nhật nguồn tin cho biết, ngành hàng không toàn cầu có vai trò quan trọng trong việc củng cố các trụ cột bền vững: môi trường, xã hội và kinh tế. Tiên phong, có sân bay quốc tế Mumbai (MIA), Ấn Độ hiện đã sử dụng 100% nguồn năng lượng xanh.

MIA cũng là sân bay đầu tiên ở Ấn Độ ra mắt công nghệ hybrid dùng năng lượng xanh kể từ tháng 4 năm 2022, giúp ngành hàng không sớm đạt mục tiêu Net Zero trong tương lai.

Sân bay quốc tế Mumbai. Nguồn: IAC

Trong tổng số 100% năng lượng tiêu thụ của MIA, có 5% là nguồn điện năng lượng mặt trời tại chỗ, 95% còn lại từ các nguồn xanh khác như thủy điện và gió. Từ mức tiêu thụ năng lượng xanh 57% vào tháng 4/2022, đến tháng 7/2022 con số này tăng lên 98% và chính thức đạt mức 100% vào tháng 8 năm 2022.  Để đạt được thành quả này, MIA đã lắp đặt nhà máy điện mặt trời mái công suất 1,06MW, sau đó mở rộng đạt 4,66MW. Thành quả này đã được Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII) xác nhận, được trao Giải thưởng Quốc gia về  sản xuất, quản lý và sử dụng năng lượng.

Theo lãnh đạo của sân bay, MIA đạt được mục tiêu này là do có tầm nhìn rõ ràng, nhất quán. MIA đã đưa ra lộ trình 'Phát thải carbon ròng' hay net zero vào năm 2029. Với mục tiêu này,  từ tháng 4 năm 2022, MIA đã tăng cường sử dụng năng lượng xanh và triển khai phi đội máy bay năng lượng mặt trời hỗn hợp 10 kWp bao gồm 2 kWp TurboMill (ba máy bay VAWT loại Savonious) và các mô-đun PV năng lượng mặt trời 8 kWp với sản lượng năng lượng tối thiểu ước tính là 36 kWh/ngày.

Ngoài năng lượng mặt trời và năng lượng gió, MIA còn khai thác cả nguồn điện năng từ thủy điện của địa phương. Quá trình chuyển đổi xanh của MIA sang năng lượng tái tạo ước giảm khoảng 20 nghìn tấn CO2 tương đương (tCO2e) mỗi năm. Ngoài ra, sân bay  còn triển khai Hệ thống quản lý và kế toán Carbon (CAMS) dựa trên ISO 14064-1: 2018 để xác định, đo lường và quản lý khí nhà kính (GHG). MIA là sân bay Ấn Độ đầu tiên tham gia vào chương trình giảm thiểu cacbon có tên Airport Carbon Accreditation (ACA) do Hội đồng Sân bay Quốc tế (ACI) đề xuất năm 2012.

Theo IAC, đối với ngành hàng không thế giới, hai ưu tiên rõ ràng đã được xác định là chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), chuyển đổi hiện đang được chứng minh tại sân bay nói trên ở Ấn Độ và thứ hai là nhu cầu phát triển các sân bay bền vững. Tại sân bay Mumbai, tính bền vững là một khái niệm nội tại và các sáng kiến ​​của nó phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) và được chuẩn bị theo các tiêu chuẩn của Sáng kiến ​​báo cáo toàn cầu (GRI), vì vậy MIA là sân bay đầu tiên ở Ấn Độ đáp ứng các yêu cầu về môi trường toàn cầu.

 


  • 24/10/2022 04:36
  • Khắc Nam (Theo EIC/IAC-10/2022)
  • 2200