Mẹo sử dụng thiết bị nhà bếp thông minh để tiết kiệm điện

Tiết kiệm năng lượng trong nhà bếp khá quan trọng hơn bởi đây là “cái rốn” tiêu thụ điện năng. Dưới đây là một số cách đơn giản để tiết kiệm chi phí tiền điện cho các hộ gia đình.

Tiết kiệm năng lượng trong nhà bếp sẽ giảm đáng kể chi phí tiền điện cho các hộ gia đình

1. Hãy là người nội trợ thông minh

Hãy thực hiện một vài cách sáng tạo khi nấu ăn để tiết kiệm năng lượng, như đậy kín nắp xoong nồi, giúp nhanh sôi hoặc đun sôi nước trước rồi đổ vào chảo, vì đun trong bình giảm năng lượng hơn so với đun trên chảo.

Trước khi nấu ăn nên đun sôi một bình nước để dùng cho nhiều mục đích. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, điện và nước.

2. Lưu ý khi dùng tủ lạnh

Không đưa thẳng thức ăn nóng vào tủ lạnh, nhất là vào ngăn mát hay ngăn đá. Tránh mở cửa tủ lạnh thời gian quá dài, nên đặt tủ ở vị trí mặt sau tủ cách xa ít nhất 10 cm so với tường hay vật dụng khác để nhiệt lưu thông tốt và tiết kiệm điện.

3. Sử dụng máy giặt và sấy thông minh

Máy giặt và máy sấy là hai trong số những thiết bị “ngốn” nhiều năng lượng nhất. Nên cho vừa đủ lượng quần áo vào máy trước khi bật máy hoạt động. Đối với máy sấy, nếu thực sự cần hãy sử dụng, nên phơi theo cách thông thường để tiết kiệm điện.

Theo nghiên cứu, 85-90% năng lượng sử dụng cho máy là để làm nóng nước, vì vậy nếu quần áo không quá bẩn thì điều chỉnh nhiệt độ ở mức 30 độ cũng hiệu quả như giặt ở chế độ nhiệt độ cao hơn. Bằng cách chuyển từ giặt nóng sang giặt ấm, trung bình một năm cắt giảm được 1/2 năng lượng điện tiêu thụ.

4. Máy rửa bát

Theo nghiên cứu, máy rửa bát hiện đại sử dụng ít nước hơn so với rửa bát thủ công. Nếu bạn sử dụng máy rửa chén bát, hãy mở máy sau khi chu trình rửa kết thúc để bát đĩa nhanh khô, tiết kiệm điện.

5. Không đun nước đầy ấm

Ấm đun nước là thiết bị tiêu thụ năng lượng điện rất lớn, mức năng lượng lãng phí để đun sôi một ấm đun đầy trong một tuần tương ứng với năng lượng điện dùng cho một chiếc TV trong cả ngày. Đun nhiều nước không chỉ thừa, gây lãng phí vì khi cần vẫn phải đun sôi lại. Nếu cần có thể dùng cốc để đo chính xác lượng nước cho mỗi lần sử dụng.

6. Không nên để thiết bị ở chế độ chờ

Máy rửa bát, lò vi sóng, máy giặt, máy sấy quần áo và lò nướng.... để ở chế độ chờ (stand-by mode) sẽ tiêu tốn điện nhiều. Vì vậy nên rút phích cắm khi không sử dụng, vừa an toàn lại tiết kiệm điện.

7. Kiểm soát khẩu phần ăn

Kiểm soát khẩu phần ăn hay nói đơn giản hơn là ăn bao nhiêu thì nấu bấy nhiêu, không nên nấu quá nhiều, thừa gây lãng phí tiền bạc lẫn điện năng.


  • 19/09/2018 09:37
  • Khắc Nam (Theo KCU/GCU - 9/2018)
  • 2537