Không khó để tiết kiệm điện cho máy tính

Dựa vào vào tần suất sử dụng và các chế độ cài đặt, máy tính của bạn có thể “ngốn” thêm một lượng điện nhất định, dù ở văn phòng hay trong gia đình. Làm thế nào để tiết kiệm điện cho máy tính?

Chỉ với một vài thao tác đơn giản, bạn có thể tiết kiệm điện khi sử dụng máy tính - Ảnh minh họa

1.  Sử dụng máy tính xách tay thay máy tính để bàn

Hầu hết máy tính xách tay hiện nay chỉ tiêu thụ 15 - 60W, trong khi đó máy tính để bàn có thể tiêu thụ từ 70 - 200W. Vì vậy, bạn nên sử dụng máy tính xách tay thay máy tính để bàn để giảm lượng điện tiêu thụ.

Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị điện tử thông minh khác như máy tính bảng, điện thoại thông minh trong trường hợp không phải  sử dụng nhiều để đánh văn bản.

2. Sử dụng màn hình máy tính tiết kiệm năng lượng

- Trên thị trường, một số loại màn hình máy tính đã được sản xuất đáp ứng yêu cầu tiêu thụ ít năng lượng. Bạn có thể chọn mua thiết bị này bằng cách kiểm tra nhãn năng lượng được dán trên màn hình, do màn hình máy tính nằm trong nhóm các thiết bị văn phòng phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

- Đồng thời, bạn nên sử dụng màn hình LCD (tiêu thụ khoảng 28W), thay màn hình cũ CRT có thể tiêu thụ gần 100 W.

3. Cài đặt các chế độ để quản lý điện năng trên máy tính

- Để độ sáng màn hình cho phù hợp, không nên để quá sáng gây chói mắt hoặc quá tối, đều ảnh hưởng đến mắt của người sử dụng. Bạn nên tham khảo ý kiến ​​của nhà sản xuất hoặc các chuyên gia để được hướng dẫn sử dụng độ sáng màn hình phù hợp với mắt của từng người.

- Cài đặt chế độ tự động “ngủ đông” cho màn hình hoặc tắt máy nếu không sử dụng sau 15 phút.

4. Tắt nguồn máy tính khi không sử dụng

- Bạn nên tắt nguồn và rút phích cắm của máy tính khi không sử dụng, vừa giúp tiết kiệm điện, vừa để máy tính của bạn được “nghỉ ngơi”.

5. Chỉ bật các loại máy kết nối với máy tính khi sử dụng

- Nếu máy tính của bạn được kết nối với máy in hoặc máy scan, chỉ nên bật các loại máy này khi cần sử dụng, hạn chế tiêu thụ điện năng.


  • 23/05/2013 04:28
  • Phan Trang (Theo wikihow)
  • 4179


Gửi nhận xét