Daikin dẫn đầu trong nỗ lực tiết kiệm điện tại các nhà máy và văn phòng

Hiện nay, công nghệ xanh đang ngày càng trở nên được quan tâm. Tập đoàn Daikin Industries và Toyota Motor đang nỗ lực hết mình trong sản xuất để cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước trong việc phát triển các động cơ tiết kiệm năng lượng hơn.

Động cơ được ví như xương sống của ngành công nghiệp. Chúng được sử dụng trong mọi thứ, từ nhà máy và thiết bị văn phòng đến xe lửa và thiết bị gia dụng. Người ta ước tính rằng một nửa lượng điện tiêu thụ trên thế giới được sử dụng từ động cơ.

Nhật Bản hiện đang áp dụng biện pháp phổ biến gồm điều chỉnh điện áp và tần số điện để cải thiện hiệu suất cho động cơ. Nhưng mới đây, Daikin cho thấy nỗ lực nghiên cứu bằng phần mềm để thực hiện quá trình trên chỉ với các bước tính bằng vài chục micro giây. Mục đích nhằm giảm mức năng lượng bị lãng phí dưới dạng nhiệt thay vì khởi động chuyển động quay của động cơ. Bằng cách điều chỉnh cẩn thận bộ chuyển đổi động cơ, “chúng tôi có thể giảm lượng năng lượng bị mất trong lõi, một thành phần giúp tăng cường lực từ của động cơ,” đại diện của Daikin cho biết.

Bên cạnh đó, Toyota Motor đang thử nghiệm một loại nam châm độc quyền trong động cơ của mình sử dụng xeri và lantan ngoài neodymium, một nguyên tố đất hiếm thường được tìm thấy trong nam châm chất lượng cao. Nhà sản xuất xe hơi này đặc biệt chú ý để các loại nam châm khác nhau không gây nhiễu lẫn nhau. Thiết kế mới dự kiến ​​sẽ giảm tổn thất năng lượng tới 40% và giảm mức tiêu thụ điện 4%. Toyota hy vọng sẽ áp dụng công nghệ này vào máy điều hòa không khí, ô tô điện và hơn thế nữa.

Giảm tiêu thụ điện động cơ chỉ một vài phần trăm có thể làm giảm nhu cầu điện tổng thể của Nhật Bản đồng thời giảm đáng kể lượng khí thải carbon dioxide.

Trước đó, công ty khởi nghiệp Turntide Technologies của Mỹ đã bán động cơ được điều khiển bằng máy tính từ năm 2019. Công ty này sử dụng phần mềm tương tự như của Daikin để theo dõi và điều chỉnh lượng điện cung cấp cho động cơ, được cho là giảm mức tiêu thụ năng lượng của khách hàng trung bình 64%.

Masato Koyama, giáo sư tại Học viện Công nghệ Kanazawa, Nhật Bản, một chuyên gia về công nghệ động cơ tiết kiệm năng lượng cho biết: “Công nghệ tương tự đã xuất hiện được một thời gian nhưng hiện chưa phổ biến ở Mỹ, chủ yếu là do chi phí tiêu điện năng khá rẻ."

Link gốc


  • 18/10/2021 09:31
  • Nguồn: https://tietkiemnangluong.com.vn/
  • 942