Việt Nam thuộc top 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Việt Nam nằm trong số ít các nước đạt được ngưỡng giảm phát thải carbon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC). Trong khi đó, hầu hết các nước khác có khoảng cách lớn giữa tham vọng và hiệu suất thực tế.

Công ty kiểm toán PwC vừa công bố Báo cáo Chỉ số Kinh tế Net Zero lần thứ 15. Đây là một chỉ số thường niên về tiến độ giảm phát thải CO2 liên quan đến năng lượng và khử carbon tại các nền kinh tế.

Theo đó, không có nền kinh tế nào ở Châu Á - Thái Bình Dương đạt gần đến tỷ lệ khử carbon yêu cầu là 17,2% hàng năm để có thể đạt được mục tiêu 1,5°C. Các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương chịu trách nhiệm cho 48% lượng khí thải toàn cầu trong năm 2022.

Dù vậy, có 5 nền kinh tế, bao gồm New Zealand, Pakistan, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam, đã vượt mốc giảm phát thải carbon theo mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC)...

Không có nền kinh tế nào ở Châu Á - Thái Bình Dương đạt gần đến tỷ lệ khử carbon yêu cầu là 17,2% hàng năm để có thể đạt được mục tiêu 1,5°C.  (Nguồn: PwC)

Cả 5 quốc gia này đều nằm trong nhóm các nước nhập khẩu ròng năng lượng. Bên cạnh đó, hầu hết có giảm về hệ số phát thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch. Việt Nam vẫn là nước thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để duy trì tăng trưởng kinh tế. Pakistan là ngoại lệ khi giảm phát thải 15% do tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng giá dầu mỏ toàn cầu năm 2022. Theo sau là các nền kinh tế như Singapore (10,8%), New Zealand (8,5%), Việt Nam (6,5%) và Hàn Quốc (4,4%).

Theo PwC, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận tốc độ giảm phát thải carbon vào năm 2022 ở mức 2,8% - cao hơn so với tỉ lệ toàn cầu là 2,5%. Tuy nhiên, đây vẫn là mức rất thấp so với tỷ lệ 17,2% - mức nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp.

Việt Nam thuộc top 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Nghiên cứu của PwC cũng cho thấy, sự chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp không hề dễ dàng. Do cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã làm thay đổi các ưu tiên chính trị - xã hội, gây áp lực lên công chúng và các chính phủ trong việc quay trở lại sử dụng các dạng năng lượng rẻ hơn, phát thải nhiều hơn như than.

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng đáng kể của các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương làm tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, đặc biệt là dầu khí, để duy trì tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, đầu tư vào năng lượng tái tạo đang bị thiếu hụt.

Link gốc


  • 22/01/2024 03:50
  • Theo vietnamnet.vn
  • 6373