Sai lầm cần tránh khi dùng đèn Led trong nông nghiệp

Việc sử dụng đèn Led trong nông nghiệp sai cách khiến cho nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp không chỉ tốn tiền mua sắm thiết bị “mặt trời nhân tạo” này, mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả cây trồng.

Làm thế nào để tránh những sai lầm này? 

Đèn Led nông nghiệp là loại đèn chuyên dụng sử dụng các bước sóng phổ giúp cây trồng quang hợp một cách tốt nhất. Đó là các bước sóng nằm trong dải từ 380 - 750 nanomet (nm), khác hoàn toàn so với đèn Led thông thường. Do vậy, ánh sáng của đèn Led nông nghiệp phát ra được cây trồng hấp thụ hoàn toàn, rất hữu ích cho cây trồng, đồng thời cũng đảm bảo lượng điện năng tiêu thụ hợp lý nhất.

Để sử dụng đèn Led nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và phát huy được giá trị “mặt trời nhân tạo”, ông Nguyễn Minh Công, chuyên gia tư vấn ánh sáng nhà vườn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Green Vina (nhà phân phối đèn Led nông nghiệp nhãn hiệu Greenled) đã có tư vấn sau:

Sai lầm thường gặp

Cách sử dụng hiệu quả

Với vườn đứng trong nhà:

Sử dụng sai loại đèn Led, khiến cây trồng, rau, hoa mất màu, có hiện tượng tím lá cây cục bộ (nghĩa là màu sắc của đèn át mất màu xanh của lá cây)

 

Nên thay thế loại đèn Led nông nghiệp được trang bị thêm công nghệ mô phỏng ánh sáng mặt trời, tránh tình trạng làm mất màu lá cây, hoa.

Trong đó:

- Với vườn đứng trồng hoa: Khoảng cách treo đèn lý tưởng nhất tính từ mặt lá cây đến đèn là 1m, tương ứng với diện tích mà đèn có thể chiếu được lên tường cây là 1m2. Thời gian chiếu đèn từ 12-14giờ/ngày.

- Với vườn đứng trồng rau: Khoảng cách treo đèn từ 1,3 đến 1,5m, tương ứng với diện tích đèn có thể chiếu được lên cây là 1,5m2. Thời gian chiếu đèn từ 10-12giờ/ngày.

Với vườn cây thủy canh:

Sử dụng đèn Led không chuyên dụng khiến cây không quang hợp, không cho hoa, quả như mong muốn. 

Nên sử dụng loại đèn Led được tích hợp ánh sáng 3 màu RGB (đỏ, xanh lá cây, xanh dương) đảm bảo cây vẫn quang hợp tốt trong môi trường thủy canh

Thời gian chiếu đèn từ 10-12giờ/ngày.

Đèn cần được bọc bằng một đầu nhựa chống thấm nước, tránh chạm mạnh khi tưới cây.

Với vườn hoa và vườn cây ăn quả:

Không phân biệt nhóm cây để chọn loại đèn và thời gian chiếu sáng phù hợp.

Nên sử dụng đèn Led có bước sóng ánh sáng từ 620nm-660nm (ánh sáng đỏ), phục vụ quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây.

Trong đó:

- Với nhóm cây ngày dài (còn gọi là nhóm cây đêm ngắn): Tùy theo giống và tùy vào tuổi của cây, thời gian chiếu sáng cho cây có thể kéo dài từ 15-21 ngày mỗi đợt, trung bình là 3 đợt/năm. Thời gian chiếu sáng mỗi đêm là 5-7 tiếng (từ 22 giờ - 4 giờ sáng hôm sau). 

- Với nhóm cây ngày ngắn (còn gọi là nhóm cây đêm dài): Nên lắp thêm chao đèn để tập trung ánh sáng tối đa lên cây, giảm số lượng đèn, bảo vệ tuổi thọ của bóng đèn, thời gian chiếu sáng mỗi đêm có thể rút ngắn dần từ 10 giờ xuống còn 4 giờ, 2 giờ/ngày, kéo dài 7-10 ngày.

Sử dụng sai thời gian chiếu sáng cho vườn cây trong nhà khiến “tuổi thọ” của cây giảm, kém phát triển.

Với vườn cây không có ánh sáng mặt trời, cần dùng loại đèn Led có hai bước sóng phổ cố định (thông thường là Xanh 460 nm và Đỏ là 660 nm).

Thời gian chiếu sáng bổ sung cho cây từ 10-12h/ ngày.


  • 22/03/2017 09:49
  • Theo TCĐL Chuyên đề Thế giới điện
  • 1307074