Quy định về tài chính trong cấp giấy phép hoạt động điện lực

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 167/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Thông tư này quy định: Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực; cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực và các tổ chức, cá nhân liên quan đến thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực...

Cụ thể:

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này.

Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thông tư quy định cụ thể mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan Trung ương thực hiện. Theo đó, thẩm định cấp giấy phép Tư vấn chuyên ngành điện lực, mức thu là 10,4 triệu đồng; đối với các nhà máy thủy điện tùy công suất, mức thu từ 10,6 - 28,8 triệu đồng; đối với các nhà máy nhiệt điện từ 17,8-28,8 triệu đồng; thẩm định cấp giấy phép Hoạt động truyền tải điện, mức thu là 24,9 triệu đồng.

Đối với thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện: Thẩm định cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực, mức thu là 800.000 đồng; hoạt động phát điện 2,1 triệu đồng; hoạt động bán lẻ điện, mức thu 700.000 đồng…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.

Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

TT_167_2016_TT_BTC.pdf


  • 11/11/2016 12:58
  • Huyền Thương
  • 9530