Pin mặt trời màng mỏng giá rẻ theo công nghệ của Trường đại học Oxford (Anh)

Công nghệ mới pin mặt trời màng mỏng chế tạo từ vật liệu rẻ, dễ kiếm, không độc hại và không ăn mòn, có thể mở rộng ra qui mô bất kỳ đã được công ty Oxford Photovoltaics, trụ sở tại thành phố Oxford (Anh) triển khai.

Theo công nghệ này, chất lỏng điện phân trong pin mặt trời truyền thống được thay thế bằng một chất bán dẫn rắn, nhờ đó có thể in toàn bộ các môđun mặt trời lên trên thủy tinh hoặc các bề mặt khác.
Theo công ty này, vật liệu sử dụng để sản xuất các pin mặt trời này rất dễ kiếm, ít ảnh hưởng tới môi trường và giá rất rẻ. Màu lục là màu “nửa trong suốt” (semi-transparent) hiệu quả nhất để tạo ra điện năng, mặc dầu màu đỏ hoặc tím cũng rất hiệu quả.
Theo dự đoán của công ty Oxford Photovoltaics, chi phí chế tạo sản phẩm của họ sẽ chỉ bằng khoảng 50% so với công nghệ màng mỏng rẻ nhất hiện nay và dự kiến kết cấu mới này sẽ ngang bằng với chi phí sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch, và không cần phải được trợ cấp nữa.
Người ta hy vọng rằng rồi đây công nghệ này sẽ cho phép gắn vật liệu quang điện vào cửa sổ, tường và các phần khác của tòa nhà. Công nghệ này do Tiến sĩ Snaith thuộc khoa Vật lý Trường đại học Oxford triển khai. TS Snaith nói: “Một trong những lợi thế lớn nhất là chúng ta có thể gia công rất dễ dàng trên các diện tích rộng. Sẽ không còn phải lo về việc bao bọc kín vốn là vấn đề khó khăn đối với pin mặt trời kiểu điện phân.”
Theo công ty Oxford Photovoltaics, pin mặt trời kiểu mới này có thể đặt hàng theo nhiều dạng màu sắc khác nhau, và sẽ là lý tưởng đối với các tòa nhà xây mới với pin mặt trời được gắn vào các tấm kính hoặc tường.


  • 16/12/2011 03:38
  • Theo KHCN điện
  • 6051


Gửi nhận xét