Giải pháp hiệu quả trong tiết kiệm chi phí, giảm tải cho nguồn điện

Những năm gần đây, việc lắp đặt những tấm pin điện mặt trời mái nhà bắt đầu xuất hiện và trở nên khá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp và hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Đến tháng 5/2020, tỉnh có 179 công trình điện mặt trời trên mái nhà của khách hàng với tổng công suất 1.400kWp; sản lượng điện mặt trời phát lên lưới là 281.987kWh; số tiền mua điện mặt trời là 547,9 triệu đồng.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã chú trọng đầu tư điện mặt trời trên mái nhà và coi đó là giải pháp hiệu quả trong tiết kiệm chi phí, giảm tải cho nguồn điện phục vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị…

Trong thời gian qua, các đơn vị điện lực thuộc PC Quảng Bình đã tăng cường trong tuyên truyền, vận động khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà; tư vấn, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai trên địa bàn.

Hiện nay, trên mái nhà của các doanh nghiệp, đơn vị, hộ dân được lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời không còn xa lạ với người dân tỉnh Quảng Bình. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà không chỉ giảm chi phí tiền điện hàng tháng, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường mà còn bán điện trở lại cho ngành điện, hiệu quả từ nguồn năng lượng này rất lớn.

Tính đến tháng 5/2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 179 công trình điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất 1.400 kWp, sản lượng điện phát lên lưới là 281.987 kWh, số tiền mua điện là 547,9 triệu đồng

Điện mặt trời mái nhà là hình thức đầu tư dễ thực hiện, dành cho tất cả mọi thành phần kinh tế, cá nhân, hộ gia đình, là hình thức đầu tư có tính xã hội hóa cao. Qua đó, giúp người dân hiểu hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn điện từ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, có thể kết hợp thực hiện chương trình Điều chỉnh phụ tải điện với việc khuyến khích khách hàng sử dụng điện tham gia đầu tư các nguồn năng lượng tái tạo dạng phân tán như hệ thống điện mặt trời mái nhà để chương trình này đạt hiệu quả cao nhất.

Miền Trung nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng có tiềm năng lớn, thích hợp để phát triển nguồn năng lượng mặt trời, với bốn mùa có nắng, là những cơ hội thuận lợi để phát triển nguồn năng lượng này.

Theo các nhà nghiên cứu, giá trị bức xạ ở khu vực này theo phương ngang dao động từ 897 kWh/m2/năm đến 2.108 kWh/m2/năm, tương ứng giá trị 2,46 kWh/m2/ngày đến 5,77 kWh/m2/ngày.

Ông Trần Xuân Công, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Bình cho biết, với những lợi ích thiết thực, trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục quảng bá mạnh mẽ về điện mặt trời tại các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, các điểm giao tiếp khách hàng và qua các kênh giao tiếp khách hàng của điện lực về chính sách khuyến khích điện mặt trời; lợi ích hiệu quả của việc lắp đặt điện mặt trời; thiết bị điện mặt trời trên thị trường, thủ tục đấu nối điện mặt trời vào lưới điện…

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã chú trọng đầu tư loại hình này và coi đó là giải pháp hiệu quả trong tiết kiệm chi phí, giảm tải cho nguồn điện phục vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch, dịch vụ, việc sử dụng điện mặt trời mái nhà ngoài giảm tải nguồn điện, tiết kiệm chi phí tiền điện còn là sự hướng đến mô hình “doanh nghiệp xanh”, “du lịch xanh” thân thiện với môi trường, tạo ra hình ảnh đẹp trong mắt cộng đồng.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cũng không nằm ngoài xu hướng này như Công ty Gạch ngói cầu 4 tại Đồng Hới; doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi Ngô Hải Trường, ở xã Vạn Ninh huyện Quảng Ninh cũng đã đầu tư hệ pin năng lượng mặt trời có 50kWp trên hệ thống trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô khoảng 3.000 m2 chuồng trại….

Ngoài ra, theo thống kê hiện nay có hàng trăm khách hàng tại thành phố Đồng Hới và các huyện, thị xã đã đầu tư lắp đặt loại hình này với công suất phù hợp quy mô hộ gia đình từ 3-10kWp…

Link gốc


  • 28/05/2020 04:40
  • Nguồn: tapchithongtindoingoai.vn
  • 21141