Giá tấm thu năng lượng mặt trời sẽ còn rẻ đến bao giờ?

Trong tháng 12 qua, giá tấm thu năng lượng mặt trời đã giảm một nửa và mức giá này sẽ giữ vững trong hai năm tới, theo dự đoán của vị phụ trách ngành công nghiệp này ở Malaysia, ngày 19/3.

Trong buổi trả lời phỏng vấn với Reuters, Chủ tịch Davis Chong, Hiệp hội điện mặt trời Malaysia, cho biết các nhà sản xuất của nước này đang chậm lại các kế hoạch mở rộng, để thích nghi với nhu cầu và tình trạng giảm giá. Nước này là nơi sản xuất mô-đun điện mặt trời (PV) lớn thứ ba thế giới.

Ông Chong, đồng thời là cũng giám đốc điều hành của công ty Solarvest, Malaysia, cho biết: “Hiện tại nguồn cung đang gấp đôi nhu cầu, để điều chỉnh và cân bằng tình trạng cung cầu này cần mất một đến hai năm”.

Theo ông, tình hình giảm giá này là cơ hội để kích thích lắp đặt các dự án năng lượng mặt trời trên toàn cầu.

“Đây là thời điểm thích hợp để tăng tốc và triển khai nhiều dự án năng lượng mặt trời. Với những chính sách thuận lợi và minh bạch hơn, các quốc gia và các ngành công nghiệp có thể tận dụng xu hướng này”, ông nói thêm.

Trung Quốc hiện cung cấp khoảng 80% thiết bị năng lượng điện mặt trời trên toàn cầu. Trong năm qua, chi phí sản xuất của nước này đã giảm 42%, điều này mang lại cho các nhà sản xuất trong nước nhiều lợi ích hơn so với các đối thủ ở Mỹ và châu Âu.

Trong những tháng gần đây, đã có nhiều nhà sản xuất tấm quang điện năng lượng mặt trời ở châu Âu tuyên bố đóng cửa nhà máy do áp lực giá cả từ hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Theo ông Chong, quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc cấp hàng tỷ USD tín dụng thuế cho việc lắp đặt, sử dụng các thiết bị của Mỹ, nhằm đẩy nhanh quá trình khử cacbon của ngành điện ở Mỹ, sẽ không ảnh hưởng đến sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời.

Vì theo ông “chuỗi cung ứng này sẽ luôn theo nguyên tắc cung cầu và nguyên tắc kinh tế theo quy mô dài hạn”. Và Trung Quốc sẽ tiếp tục thống trị nguồn cung tấm quang điện mặt trời trên toàn cầu. “Biện pháp hạn chế nhập khẩu các mô-đun quang điện giá rẻ từ châu Á của Mỹ, có nguy cơ ảnh hướng đến khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh của các dự án điện mặt trời của nước này”.

Theo ông Chong, hiện Solarvest đang đàm đàm phán để huy động vốn từ 50 triệu đô la Singapore (tương đương 37,24 triệu Euro) lên 100 triệu đô la Singapore thông qua các tổ chức ở Singapore. Họ cũng đã đặt mục tiêu tăng công suất năng lượng mặt trời từ 1GW hiện nay lên 2GW vào năm 2025.

“Kế hoạch này dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay và đây sẽ là khoảng tiền đầu tiên được triển khai cho các dự án ở châu Á -Thái Bình Dương”, ông cho biết thêm.

Link gốc


  • 21/03/2024 10:40
  • Theo petrotimes.vn
  • 3174