7 quốc gia từ chối đưa hydro có nguồn gốc hạt nhân vào 'Chỉ thị năng lượng tái tạo của EU'

Theo EURACTIV, một nhóm gồm 7 quốc gia EU do Đức dẫn đầu đã bác bỏ các lời kêu gọi kết hợp hydro sản xuất từ hạt nhân vào các mục tiêu vận chuyển xanh của khối, khơi lại tranh chấp với Pháp, nước đang làm cản trở thỏa thuận về Chỉ thị năng lượng tái tạo của khối.

Trong một bức thư gửi Ủy ban châu Âu mới đây, 7 quốc gia nhắc lại sự phản đối của họ đối với việc đưa năng lượng hạt nhân vào việc tính toán các mục tiêu nhiên liệu vận tải xanh. Bức thư do Áo, Đan Mạch, Đức , Ireland, Luxembourg, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ký, cho biết họ chia sẻ quan điểm rằng không nên khuyến khích sản xuất và sử dụng nhiên liệu hydro và carbon thấp trong chỉ thị về thúc đẩy năng lượng tái tạo.

7 quốc gia từ chối đưa hydro có nguồn gốc hạt nhân vào Chỉ thị năng lượng tái tạo của EU. Ảnh: Shutterstock

7 quốc gia EU không đồng ý đưa hydro carbon thấp vào các mục tiêu hydro tái tạo của EU, cho rằng nên loại nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp, được sản xuất từ điện hạt nhân, ra khỏi chỉ thị năng lượng tái tạo. Họ bày tỏ sự phản đối rõ ràng đối với mối liên hệ giữa nhiên liệu ít carbon và các mục tiêu năng lượng tái tạo theo Điều 8a của Chỉ thị Khí đốt, được Pháp và các quốc gia ủng hộ hạt nhân khác ủng hộ.

7 nước EU cho rằng Chỉ thị năng lượng tái tạo sẽ không ngăn cản hoặc cấm các quốc gia thành viên sử dụng nhiên liệu carbon hydro và carbon thấp, nhưng nếu tính cả năng lượng carbon thấp vào các mục tiêu tái tạo sẽ làm giảm các nỗ lực về khí hậu của EU và làm chậm đầu tư vào công suất tái tạo bổ sung rất cần thiết.

7 quốc gia ghi nhận rằng hydro có nguồn gốc từ hạt nhân “có thể đóng một vai trò nào đó ở một số quốc gia thành viên” và “cần có một khung pháp lý rõ ràng cho họ”. Nhưng theo họ, điều này cần được giải quyết trong quá trình sửa đổi luật khí đốt của EU đang diễn ra.

Pháp đã thúc đẩy Liên minh châu Âu công nhận năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng carbon thấp bên cạnh năng lượng tái tạo. Đầu tháng Ba, Paris đã khởi động một “liên minh hạt nhân” với 10 quốc gia thành viên EU khác, nhằm hợp tác chặt chẽ hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng hạt nhân và thúc đẩy “các dự án công nghiệp chung” ở công suất thế hệ mới. Liên minh ủng hộ hạt nhân này bao gồm Bulgaria, Croatia, Czechia, Pháp, Hungary, Ba Lan, Romania, Slovakia và Slovenia. Chỉ thị năng lượng tái tạo hiện đang bị chững lại do định nghĩa về hydro tái tạo trong các mục tiêu giao thông xanh của EU


  • 29/03/2023 09:47
  • Mỹ Linh (Theo EURACTIV)
  • 4093