Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011- 2015 có xét đến năm 2020

Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 6178/QĐ-BCT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011- 2015 có xét đến năm 2020.

Về nhu cầu điện: Nhu cầu điện đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh với tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011-2015 là 13,5%/năm và giai đoạn 2016- 2020 là 13%/năm. Cụ thể như sau: Năm 2015: Công suất cực đại Pmax= 1.743MW, điện thương phẩm 9.586 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 là 13,1%/năm, trong đó: Công nghiệp- Xây dựng 12,8%/năm, Nông- Lâm- Thủy sản tăng 5,8%/năm, Thương mại- Dịch vụ tăng 17,9%/năm, Quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 13,1%/năm, Hoạt động khác tăng 21,8%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người là 4.695kWh/người/năm. Năm 2020: Công suất cực đại Pmax= 2.959MW, điện thương phẩm 16.679 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2016- 2020 là 11,7%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người là 6.672kWh/người/năm.

Về khối lượng xây dựng:

Giai đoạn 2011- 2015:

Lưới 220kV: Xây dựng mới trạm biến áp 220/110/22kV Uyên Hưng, công suất 2x250MVA, lắp trước máy T1 vận hành năm 2012; lắp máy biến áp thứ 2 trạm 220/110/22kV Mỹ Phước, công suất 250MVA, nâng quy mô công suất trạm lên 2x250MVA, vận hành giai đoạn 2012-2013. Xây dựng mới 147km đường dây 220kV.

Lưới 110kV: Xây dựng mới 7 trạm biến áp 110kVvới tổng công suất 796MVA, nâng công suất 6 trạm với tổng công suất tăng thêm 282MVA; Xây dựng mới 49,2 km đường dây 110kV; Cải tạo, nâng tiết diện dây dẫn 69,4km đường dây 110kV.

Giai đoạn 2016- 2020:

Lưới 220kV: Xây dựng mới 2 trạm biến áp với tổng công suất 1.250MVA. Xây dựng mới 30km đường dây 220kV.

Lưới 110kV: Xây dựng mới 17 trạm biến áp với tổng công suất 1.546MVA, mở rộng nâng công suất 3 trạm với tổng công suất tăng thêm 143MVA. Xây dựng mới 221km đường dây; cải tạo, treo dây mạch hai 4,5km đường dây 110kV.

Lưới điện trung thế giai đoạn 2011- 2015: Xây dựng mới 1.021km đường dây trung thế 22kV, trong đó cáp ngầm là 98km. Cải tạo nâng tiết diện 394km đường dây trung thế; Xây dựng mới 2.483 trạm biến áp phân phối 22/0,4kV với tổng dung lượng 1.409MVA. Cải tạo, nâng công suất 175 trạm biến áp 22/0,4kV với tổng dung lượng 24MVA.

Lưới điện hạ thế giai đoạn 2011- 2015: Đường dây: xây dựng mới 642km và cải tạo 126km; Công tơ: lắp đặt mới 139.327 công tơ hạ thế.

Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch: Giai đoạn 2011- 2015 tổng vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo các công trình lưới điện có cấp điện áp từ 220kV trở xuống ước tính là 5.425,4 tỷ đồng. Vốn đã có trong kế hoạch là 1.027 tỷ đồng và vốn cần bổ sung là 4.398,4 tỷ đồng.

Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 là cơ sở pháp lý quan trọng để UBND tỉnh, các ban ngành quản lý quy hoạch điện trên địa bàn, đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp, đảm bảo tính nhất quán và bền vững của hệ thống điện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2011-2015.


  • 01/03/2012 10:46
  • Sở Công Thương Bình Dương
  • 7062


Gửi nhận xét