Theo đó, trình tự kiểm tra hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: Tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện; Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm tra viên điện lực; Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện: Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp dưới 110 kV nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thỏa thuận đề nghị Sở Công Thương giải quyết tranh chấp; Cục Điều tiết Điện lực có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp từ 110 kV trở lên nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp.
Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra trong phạm vi cả nước.
Thông tư quy định cụ thể tiêu chuẩn kiểm tra viên điện lực.Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực hoạt động theo vùng, miền.
Giám đốc Sở Công Thương cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cấp huyện, Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh; Hoạt động kiểm tra điện lực và sử dụng điện được tiến hành theo hai hình thức là theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất; Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện và hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện được quy định cụ thể.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2013.
Chi tiết thông tư theo file đính kèm.