Hướng dẫn giải ngân vốn cho dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1

Thủ tục giải ngân và cơ chế tài chính đối với nguồn vốn tín dụng và viện trợ của Chính phủ Liên bang Nga cho dự án Xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vừa được Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư số 26/2013/TT-BTC, ngày 11/3/2013.

Ký kết hợp tác điện hạt nhân giữa Việt Nam và Liên bang Nga - Ảnh: Vũ Lam

Cụ thể, cơ quan cho vay lại là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng phục vụ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là cơ quan vay lại.

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn tín dụng và viện trợ của Chính phủ Liên bang Nga để thực hiện dự án.

Thời gian giải ngân bắt đầu từ năm 2014 đến hết năm 2021. Tiền cho vay lại và thu hồi nợ là Đô la Mỹ (USD). Trong trường hợp EVN trả nợ bằng đồng Việt Nam, sẽ áp dụng theo tỷ giá bán ra đồng USD do Vietcombank công bố tại thời điểm thu nợ.

Thời gian cho vay lại trong 29 năm, trong đó 8 năm ân hạn kể từ ngày giải ngân đầu tiên khoản tín dụng, nhưng bắt đầu trả gốc không muộn hơn ngày 15/3/2022, theo 2 kỳ/năm vào ngày 5/3 và 5/9. Lãi suất cho vay lại được quy định cụ thể tại Hợp đồng uỷ quyền cho vay lại. Lãi phạt 150% lãi suất cho vay lại, tính từ ngày đến hạn cho đến ngày thanh toán hết khoản nợ quá hạn.

Ngoài lãi suất cho vay lại, EVN phải trả các loại phí thanh toán đối ngoại trả cho Vietcombank do Vietcombank công bố; Phí cho vay lại theo mức 0,125%/năm trên dư nợ gốc, trong đó VDB được hưởng 0,1%/năm và Bộ Tài chính được hưởng 0,025%/năm.

Ngày EVN nhận nợ với ngân sách nhà nước là ngày Liên bang Nga ghi nợ cho Việt Nam theo quy định tại Thỏa thuận về quy trình thanh toán và hạch toán khoản tín dụng được ký giữa Vietcombank và Ngân hàng Phát triển và Kinh tế đối ngoại Nga (Vneshconombank) ký ngày 23/5/2012 (Thỏa thuận ngân hàng).

Thông tư có hiệu lực từ ngày 26/4/2013.

 

 

26-2013-TT-BTC.pdf


  • 13/03/2013 08:35
  • Trang Phan
  • 3737


Gửi nhận xét